Đất ở khu dân cư tại nông thôn là địa bàn mà tại đó hình thành các cụm dân cư sinh sống tập trung. Khu dân cư tại nông thôn sẽ hình thành các cụm dân cư với các hộ gia đình. Bao gồm nhiều gia đình sinh sống, gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống. Đất khu tại khu dân cư thường được hình thành tại những nơi có vị trí địa lý thuận lợi. Như xây dựng ở khu vực trung tâm vùng, gần sông ngòi, hệ thống đường giao thông thuận tiện cho đi lại, giao lưu hàng hóa…
Tìm hiểu kỹ về vị trí mảnh đất
Vị trí luôn là yếu tố đóng vai trò hàng đầu trong việc đầu tư bất động sản. Trước khi quyết định mua đất ở nông thôn, bạn cần phải dành thời gian tìm hiểu về mảnh đất đó.
Theo chia sẻ của những người đầu tư có kinh nghiệm, khi mua đất họ sẽ chú ý đến các yếu tố như: Điện, đường, trường, trạm, an ninh, đời sống dân cư, thành phần dân cư…
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến pháp lý cũng như tiểu sử của miếng đất. Tránh tình trạng mua phải những mảnh đất đã từng làm bãi rác, nhà tù, nghĩa trang…
Chắc chắn phải có sổ đỏ
Khi mua một mảnh đất ở nông thôn nào đó, bạn cần phải chú ý đến sổ đỏ trong quá trình giao dịch. Bạn nên mua những mảnh đất có sổ đỏ riêng, tránh chọn mua những mảnh đất chưa tách sổ hay những tờ giấy cam kết viết tay thiếu căn cứ. Điều này sẽ gây nên nhiều rủi ro về mặt pháp lý, dẫn tới tình trạng “Tiền mất tật mang”.
Cẩn trọng khi đặt cọc mua đất
Trong giao dịch mua bán nhà đất, đặt cọc là biện pháp tối ưu đảm bảo dân sự được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, bạn phải luôn cảnh giác, đề phòng rủi ro khi đặt cọc như: Kiểm tra mảnh đất có chính chủ không, Đất có bị vướng quy hoạch không , Soạn thảo hợp đồng đặt cọc....
Hợp đồng mua bán phải rõ ràng
Tìm hiểu kỹ về hợp đồng mua bán đất cũng là kinh nghiệm mua đất ở nông thôn mà bạn không nên bỏ qua. Hợp đồng mua bán cần phải có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan. Điều này đặc biệt quan trọng trong miếng đất có đồng sở hữu, là tài sản thừa kế của nhiều người
Cuối cùng là không nên nóng vội
Mua đất ở nông thôn là một việc hết sức quan trọng, đây là một tài sản có giá trị lớn. Do đó, bạn không nên vội vàng quyết định. Hãy dành thời gian tìm hiểu, đánh giá kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.
XEM THÊM:
Các tư vấn-hỏi đáp khác: