Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở đang được các hộ gia đình có thu nhập trung bình săn đón bởi mức giá cả và chất lượng hợp lý. Tuy nhiên, dưới đây lại là những điều bất cập mà không phải ai cũng biết khi mua nhà xã hội.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thương lượng và trả giá thành công. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc sự khéo léo của người mua. Thương lượng không chỉ giúp bạn mua được bất động sản giá “hời” mà còn đem lại cho bạn nhiều khoản lợi nhuận.
Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm “sống còn” giúp bạn chiến thắng trong cuộc giao thương, mà bạn phải áp dụng ngay khi thương lượng giá nhà.
1. Những sai lầm bạn sẽ mắc phải nếu mua nhà lần đầu
Người mua nhà lần đầu thường mắc những lỗi cơ bản khi ngã giá
Không thương lượng giá
Không thương lượng giá, không biết cách thương lượng giá là một trong những sai lầm đầu tiên đối với người mua nhà.
Giá nhà hay xe ô tô là những thứ có thể linh động được. Thực tế người bán nhà cũng sẽ độn giá lên khi bán để sau khi chiết khấu cho người mua nhà, giá nhà sẽ được trả về đúng với giá ban đầu mà họ muốn bán. Vì thế bạn cần biết cách thương lượng và trả giá để tránh bị hớ tiền.
Không đặt giá hạn chế
Giá hạn chế ở đây được biết đến là giới hạn tiền mua/bán nhà của bạn. Nếu bạn đang mua nhà, đó là mức cao nhất bạn sẽ trả, còn nếu bạn bán nhà, đó là mức thấp nhất bạn chấp nhận bán.
Giá hạn chế nhằm chi phối cảm xúc khi mua nhà. Đặc biệt khi trao đổi về giá, bạn nên đoán mức hạn chế của người bán để bạn có thể đạt được thỏa thuận thành công.
Không sử dụng đòn bẩy
Đương nhiên khi đi mua nhà, người mua chính là đối tượng có quyền lực hơn bên bán. Cho dù đó là ngôi nhà đẹp, mới hay tốt thì người mua vẫn là người quyết định giao dịch. Giữa ‘cơn sốt’ nhà đất như hiện nay, người mua hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn tốt cho mình.
Việc nêu lên một số lựa chọn tốt hơn của mình khi trao đổi nhà cửa với bên bán cũng là cách hạ giá nhà thành công.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị căn nhà
Có 5 yếu tố tác động đến giá trị căn nhà
Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến căn nhà mà bạn cần chú ý:
Yếu tố tự nhiên: Vị trí, hình dáng, chiều dài rộng…phù hợp kinh doanh hay sinh sống. Vị trí này có mang lại cho bạn giá trị cuộc sống mong muốn hay không? Hãy chú ý để đưa ra yếu tố này khi mặc cả.
Yếu tố pháp luật: Bạn cần phải xác minh tư cách pháp nhân của người bán. Đừng mua nhà của “người bán hộ”, xem kỹ nguồn gốc và người đứng tên sổ đỏ.
Yếu tố quy hoạch-xây dựng: Hãy hỏi chính quyền địa phương nơi bạn định mua nhà đất về yếu tố quy hoạch về các chỉ tiêu như: xây dựng, lộ giới… Yếu tố quy hoạch ảnh hưởng rất lớn tới giá nhà đất.
Yếu tố xã hội: Tiếng ồn, nguồn nước, không khí, an ninh, phúc lợi cuộc sống khu vực bạn ở cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi định giá căn nhà.
Yếu tố kinh tế: Một tài sản có giá trị vì nó tạo ra chính thu nhập cho người chủ sở hữu. Nhà đất mà bạn mua liệu có tiềm năng về giá trong tương lai không? Có đem lại nguồn thu nhập nào khác không? (Như có mặt tiền cho thuê hoặc để kinh doanh…)
3. Kinh nghiệm trả giá, thương lượng từ thực tế
Dưới đây là những kinh nghiệm trả giá, thương lượng từ thực tế mà nhiều môi giới chuyên nghiệp, người buôn bán đất đúc rút.
Nắm bắt thông tin giá đất khu vực bạn mua
Mỗi khu vực thường có giá nhà đất khác nhau. Vì thế bạn cần nắm bắt kĩ giá chung của thị trường, từ nhà, đất đến cặn hộ. Tìm hiểu được giá càng kĩ bạn càng tránh được việc bị hớ giá khi mua
Cần tham khảo giá đất thị trường để định ra giá tốt nhất
Nắm bắt tâm lý người bán nhà
Mức giá người bán nhà đưa ra một phần phụ thuộc vào động cơ bán. Điều này giúp bạn thương lượng với người bán một cách có lợi nhất, mua được giá rẻ nhất. Tất nhiên với các chủ nhà cần bán gấp vì bất kỳ lý do gì như phá sản, cần tiền gấp thì lợi thế càng thuộc về bạn.
Woman Talking to Her Therapist
Cần nằm bắt tâm lý người bán nhà để định giá bất động sản
Ngoài ra, xác định động cơ người bán cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu một số rủi ro lừa đảo trong đó. Với các động cơ bán mập mờ loanh quanh, bạn nên xác định lại căn nhà mình muốn mua có yếu tố bất ổn gì trong đó không sau đó mới quyết định.
Vạch lá tìm sâu lỗi phong thủy
Ngôi nhà nào cũng có ít nhất 1 lỗi phong thủy riêng. Nếu quá ưng ý mà không có cách nào để mặc cả, thì nên tìm hiểu kĩ về phong thủy căn nhà. Bạn hoàn toàn có thể nói rằng hướng bếp hay hướng nhà không phù hợp với tuổi của bạn hoặc nhờ một chuyên gia phong thủy nào đó tư vấn.
Khi tìm được lỗi phong thủy, bạn hãy vin vào đó và trả giá căn nhà thấp hơn từ 10-30%.
Kéo dài thời gian thanh toán
Từ thực tế diễn ra khi mua bán nhà, các chuyên gia bất động sản cho rằng kéo dài thời gian thanh toán cũng là cách mặc cả khi mua nhà.
Đối với người bán không vì lý do tài chính: người mua có thể tận dụng điều này và trả giá với một mức giá cao hơn giá chung. Nhưng người mua cũng phải giải thích thêm rằng việc kéo dài thời gian nên tiền sẽ đẻ ra tiền.
Kéo dài thời gian thanh toán cũng là cách mặc cả
Đối với người bán vì lý do tài chính: người bán nhà có thể sẽ hạ thấp giá nhà vì cần tiền và tránh việc người mua nhà tìm được căn nhà khác tốt hơn nhà mình.
Hoặc bạn nên chia sẻ sự khó khăn về tài chính của mình nhằm tác động đến người bán suy nghĩ về hạ mức giá để cuộc đàm phán đi đến thành công.
Không bộc lộ cảm xúc dù bạn đã rất ưng
Không nên bộc lộ cảm xúc quá nhiều khi trả giá
Đừng đặt cọc vội hay đừng khen căn nhà bởi chủ nhà sẽ dễ nắm thóp rằng bạn đã ưng căn nhà này. Dù thích đến mấy, bạn cũng nên tìm lỗi để chê bai căn nhà.
Từ đó chủ nhà chắc chắn sẽ đưa ra giá thấp hơn so với mức giá niêm yết ban đầu và từ đó bạn có thể tiếp tục hạ giá xuống.
Tuy nhiên, không chê bai quá đà khiến chủ nhà muốn hủy bỏ giao dịch với bạn.
Nêu chi phí thủ tục hành chính
Nếu như chủ nhà quá cứng nhắc trong việc thương lượng giá cả, hãy nêu ra một số chi phí khi làm thủ tục hành chính, và nếu thiện chí nếu chủ nhà sẵn sàng chi sẻ khoản tiền đó. Chủ nhà hoàn toàn sẽ giảm bớt cho bạn một chút nếu nhận thấy được thiện chí mua nhà của bạn.
Lựa chọn thời điểm đi xem nhà phù hợp
Thời điểm xem nhà luôn là yếu tố để bạn dễ dàng thương lượng, thỏa hiệp giảm giá.
Nên đi xem nhà vào những ngày nắng nóng hay sau cơn mưa rào để đánh giá chính xác hơn mức độ chịu ảnh hưởng của căn nhà.
Hoặc có thể, nên xem nhà vào giờ cao điểm để xem ngôi nhà có bị ô nhiễm tiếng ồn hay môi trường ô nhiễm khói bụi, rác thải.
4. Nghệ thuật đàm phán
Tình huống 1: Bạn là người mua nhà và đến thương lượng với chủ nhà đang cần bán gấp
Bạn nên làm thân quen với chủ nhà, tạo cho họ cảm giác nể bạn, thích bạn và bớt giá cho bạn.
Hãy cho họ biết rằng mình có thiện chí với căn nhà, sẵn sàng mua, sẵn sàng có tiền mặt và sẵn sàng đặt cọc ngay nếu ưng ý giá họ đưa ra. Đây là dấu hiệu cho người bán nhà nhận biết bạn là khách hàng tiềm năng. Khi biết bạn là khách hàng tiềm năng, người bán sẽ tiếp đón nồng hậu và sẵn sàng giảm giá để bán nhanh.
Chủ nhà đang cần bán gấp thường bị hấp dẫn bởi tiền
Hãy mang theo sẵn một số tiền đặt cọc. Bởi người muốn bán nhà gấp họ đang bị hấp dẫn bởi tiền. Chính vì thế, người bán nhà biết rằng nếu ‘hi sinh’ giá một chút, người mua sẽ đặt cọc tiền ngay.
Nếu có môi giới, bạn hãy nhờ môi giới thương lượng bởi họ là người luôn khéo ăn nói trong giao tiếp.
Tình huống 2: Bạn là người mua nhà và đến thương lượng mua căn nhà bạn thích nhưng chủ nhà không cần bán gấp
Tình huống này cần khéo léo hơn tình huống 1 nhiều lần vì chủ nhà không quá bị chi phối bởi tiền.
Trước khi thương lượng bạn cần nắm bắt thị trường trong khu vực để có được những BĐS so sánh, từ đó làm căn cứ tác động lên chủ nhà, cho họ biết BĐS của họ đang bán với giá cao hơn những BĐS khác trong khu vục.
Nếu như có điểm yếu của căn nhà, hãy nhẹ nhàng nêu ra cho chủ nhà biết: cống nước, cột điên, ngã 3, tóp hậu…Hãy coi đó là đặc điểm mà bạn cần bớt giá, và chê bai trong tư thế bạn là người có kinh nghiệm.
Nắm bắt được tâm lý người bán nhà giúp người mua nhà ngã giá tốt hơn
Trong tình huống này, bạn hoàn toàn có thể xem việc mình sẵn sàng mua nhà, sẵn sàng đặt cọc và có tiền mặt là một lợi thế.
Tuy nhiên, trường hợp chủ nhà không cần tiền gấp, bạn cần có thời gian để thương lượng, không nên ‘dồn dập’ thương lượng bởi bất động sản là tài sản có giá trị lớn. Và ai cũng cần có thời gian để đưa ra quyết định.
Ngoài ra, bạn nên nhờ người thứ 3 (có thể là môi giới) để mặc cả. Tuy nhiên, người thứ 3 cần đưa ra giá thấp hơn giá bạn muốn mua. Điều này khiến chủ nhà sẽ dần quen với khoảng giá mà bạn đưa ra. Sau đó thương lượng giá cao hơn một tí thì sẽ có khả năng chủ nhà bán.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà rất nhiều những môi giới và người mua nhà để lại. Chúc bạn mua nhà thành công!