Thuê nhà và cho thuê nhà là dịch vụ phổ thông nhất là đối với những thành thị. Chính vì thế trong vấn đề này cũng tồn tại nhiều cấp bách. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người thuê nhà không chịu trả nhà khiến người cho thuê vô cùng đau đầu và băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật. Hiểu được điều này cho thuê nhà mặt đường hải phòng đã tìm hiểu và đưa ra một số cách giải quyết cho vấn đề trên. và giúp quý độc giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Trường hợp bên thuê nhà không chịu trả nhà phải xử lý ra sao?
Nằm trong Điều 131 Luật Nhà ở 2014 . Để đảm bảo quyền lợi của công dân, nhà nước ta đã quy định các trường hợp người cho thuê được lấy lại nhà:
+ Nhà để cho thuê bị phá bỏ hoặc không còn
+ Hợp đồng thuê nhà đã hết hạn. Nếu tình trạng trong hợp đồng không có thời gian kết thúc thuê nhà thì thời hạn chấm dứt là sau 90 ngày kể từ ngày bên cho thuê nhà thông báo và bên thuê nhà biết việc phải chấm dứt hợp đồng
+ Người thuê và người cho thuê đồng ý chấm dứt hợp đồng
+ Nhà cho thuê có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, nhà ở bị hư hỏng nghiêm trọng, nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Đối với trường hợp này, người cho thuê nhà phải thông báo trước 30 ngày cho bên thuê để tiến hành chấm dứt hợp đồng.
Với cho thue nha mat duong hai phong hợp đồng cho thuê nhà luôn đảm bảo quyền lợi bên cho thuê và bên thuê
+ Người cho thuê nhà chết hoặc mất tích khi có thông báo của tòa án
Như vậy, nếu như thuộc vào các điều kiện trên thì người cho thuê hoàn toàn có thể lấy lại nhà của mình theo đúng quy định của pháp luật
Căn cứ vào quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 hợp đồng thuê nhà được lập thành văn bản, do hai bên thỏa thuận và không cần có chứng. Tuy nhiên, nếu như muốn đảm bảo quyền lợi của bản thân thì tốt nhất, bạn nên mang bản hợp đồng này đi công chứng để khi có xảy ra tranh chấp thì dễ bề xử lý, tránh tình trạng gian lận.
Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng thuê nhà là một dạng của hợp đồng thuê tài sản. Đây là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê, trong đó có thời gian người thuê phải trả lại nhà cho bên thuê sau khi hết hợp đồng. Nếu như muốn tiếp tục thuê nhà thì người thuê cần phải gia hạn hợp đồng.
Việc người thuê nhà không chịu trả nhà mà vẫn tiếp tục sinh hoạt khi đã có thông báo của người cho thuê là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khácTheo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Để giải quyết vấn đề này, người cho thuê hãy thông báo đến cơ quan công an phường để được hướng dẫn giải quyết. Ngoài ra, bạn cần biết rằng, với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm hoặc phạt tù không giam giữ đến 2 năm theo mô tả tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Ngoài ra, người thuê nhà không chịu trả nhà có thể phải bồi thường thiệt hại đối với người cho thuê tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Tuy nhiên, để tránh trường hợp kiện cáo mất thời gian và ảnh hưởng đến danh dự của cả hai bên thì tốt nhất người thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hãy tìm chỗ mới ở hoặc gia hạn thêm hợp đồng.
thuê nhà mặt đường tại hải phòng đơn vị cho thuê nhà mặt phố uy tín nhất hải phòng
Khi người cho thuê nhà đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng người thuê nhà không chịu trả nhà thì có thể khởi kiện ra toà án là cách giải quyết tốt nhất. Thủ tục khởi kiện nếu bên thuê nhà không chịu trả nhà khá đơn giản, bao gồm:
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề người thuê nhà không chịu trả nhà là Tòa nơi có nhà ở cho thuê theo quy định điểm khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
– Hồ sơ khởi kiện bao gồm: bản photo chứng minh nhân dân, Đơn khởi kiện, sổ hộ khẩu, bản photo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, bản photo hợp đồng thuê nhà và các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Sau khi nhận đơn khởi kiện, tòa án sẽ tiến hành xem xét để quyết định có thể thụ lý đơn khởi kiện này không. Nếu như tòa án quyết định thụ lý giải quyết thì tiến hành phân công Thẩm Phán trực tiếp xét xử và gửi văn bản thụ lý đến các bên tranh chấp.
Kể từ ngày Tòa tuyên án, nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định của Tòa án thì có thể quyết định gửi đơn kháng cáo lên tòa án nhân dân cấp trên trong vòng 15 ngày không kể ngày lễ tết. Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của thuê nhà mặt đường hải phòng sẽ giúp bạn biết cách xử lý vấn đề người thuê nhà không chịu trả nhà. Từ đó, nâng cao hiểu biết cũng như bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.
Từ khóa: kinh nghiệm cho thuê nhà cho thuê nhà thuê nhà thuê nhà không trả bên thuê nhà không trả lại nhà kinh nghiem cho thue nha
Các tư vấn-hỏi đáp khác: