Đăng lúc 15:37:52 ngày 08/09/2020 | Lượt xem 2683
Là người Hải Phòng không ai không biết Ngõ Cấm nằm trên đường Lê Lợi – trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp tháng 11 năm 1946, tự vệ khu 7 khu 10 và nhân dân phố Lê Lợi đã chiến đấu dũng cảm khiến quân đội Pháp khiếp sợ, các chiến sĩ đã tiêu diệt chúng bằng những trận đánh nhỏ chặn không cho chúng tiến được vào Phố Cấm. Không chỉ vậy ngay tại con phố Lê Lợi cũng đã từng chứng kiến một cuộc tấn công của nghĩa quân nhà Mạc và khu nhà của người Châu Âu nằm tại đây. Chính vì thế mà người ta nói Con phố Lê Lợi hải phòng là một trong những con phố mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Phố Lê Lợi trải dài từ Ngã Tư Trại Lính (Tô Hiệu – Cầu Đất – Lạch Tray) đến ngã năm (Nguyễn Trãi - Đà Nẵng – Lê Lai – Lê Hồng Phong), trong đó đoạn từ Ngã Tư Trại Lính đến ngã 3 giao với đường Phạm Minh Đức là đường 2 chiều, đoạn phía trên Phạm Minh Đức trở lên đến ngã 5 là đường 1 chiều. Mặc dù phần lớn là đường một chiều nhưng Lê Lợi vẫn là con phố giữ điểm nút giao thông quan trọng của thành phố và buôn bán không kém phần sầm uất so với những con đường khác. Nhà mặt đường Lê Lợi vẫn luôn là sản phẩm được tìm kiếm trong các kho hàng của dịch vụ bất động sản Hải Phòng. Nhà mặt đường Lê Lợi phần lớn là cho thuê để mở những cửa hàng lớn, chủ yếu là các shop quần áo cao cấp và phụ kiện (giầy, dép, trang sức, đồ nội thất, đồ trang trí văn phòng, gia đình), đầu đường Lê Lợi về phía ngã tư Trại Lính nổi tiếng từ xưa đến nay với một loạt cửa hàng chuyên về dòng xe điện, xe đạp, xe đạp điện và phụ kiện. Xen kẽ vào đó là những nhà hàng, quán nhậu, quán café thư giãn như Café 161, Café Mon, Café Authentic, BoyBand-lemontea, Hightlands coffe, những quán ăn vặt nổi tiếng trên đường Lê Lợi như bánh mì cay, chè thái, hoa quả dầm, chè sầu riêng, bánh bèo, bánh gối, kem chiên… đặc biệt là khu vực giáp chợ Chu Văn An, du khách thập phương về thăm Hải Phòng, muốn thưởng thức những món ngon, những đồ ăn vặt phong phú có thể lang thang hàng giờ trên phố Lê Lợi, vừa mua sắm đồ thời trang, vừa tạt vào những quán xá quán cóc ven đường để hòa mình vào với những nét gần gũi giản dị của Hải Phòng.
ban nha mat duong le loi hai phong
Không chỉ mạnh bởi nhà mặt phố mà những sản phẩm bất động sản trong ngõ đường Lê Lợi cũng rất được ưa thích. Những cái tên như Ngõ Cấm (Phố Cấm), ngõ Đồng Lùn, Ngõ Kỳ Đài,… đã trở nên thân quen với người Hải Phòng khi tìm kiếm những thông tin liên quan đến bán nhà trong ngõ đường Lê Lợi. Ngõ trên đường Lê Lợi có thể đi thông ra rất nhiều tuyến đường lớn khác như tuyến Lê Lợi – Chu Văn An – Lạch Tray, hay tuyến Lê Lợi – Nguyễn Khắc Hiếu – An Đà – Đông Khê, Lê Lợi – Phố Cấm – Lê Hồng Phong – Nguyễn Hữu Tuệ … Nếu bạn quan tâm đến những bất động sản trên đường Lê Lợi như mua nhà mặt đường Lê Lợi, mua nhà quận Ngô Quyền, mua – bán nhà đất tại phố Cấm, bán nhà trong ngõ đường Lê Lợi, mua – bán – cho thuê nhà đường Lê Lợi,…sàn giao dịch BĐS Nhà mặt phố hải phòng sẽ cung cấp những sản phẩm tiềm năng nhất phù hợp với nhu cầu của bạn.
Ngoài ra tuyến Phố Lê Lợi còn sở hữu nhiều nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam như Chùa Cấm, Chùa Phổ Minh, đền Tiên La (hay còn gọi là đền Tiên Nga) – là công trình văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của làng cổ Gia Viên (còn có tên là làng Cấm), nay Đền ở địa chỉ số 53 Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Nét đẹp tâm linh của người Hải Phòng
Đền Tiên Nga phụng thờ Đức Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa, bà là nữ tướng lo việc quân lương giúp đức Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Năm 1924 vua Khải Định triều Nguyễn sắc phong tặng bà Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa tôn thần và chuẩn cho làng Cấm phụng thờ.
Tại đền Tiên Nga nhân dân còn phối thờ đức mẫu Liễu Hạnh công chúa, đức thánh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và một số vị thần khác như Bà Chúa, Ông Hoàng thuộc bản xã phúc thần theo tín ngưỡng dân gian, các vị thánh thần được thờ đã có công linh ứng giúp cho muôn dân trong đời sống thường nhật. Ngoài những giá trị văn hóa vật chất, đền Tiên Nga còn bảo lưu những hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống như dâng hương, tế lễ, lễ hội… thể hiện truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: