Bố mẹ có thể thêm tên con vào Sổ đỏ không hay bắt buộc phải chuyển nhượng, tặng cho hoặc để lại thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở? Cùng NHÀ MẶT PHỐ HẢI PHÒNG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định của pháp luật, từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi người dân đề nghị cấp Sổ đỏ cho đất, tài sản khác gắn liền với đất thì Nhà nước sẽ cấp chung 01 loại sổ với tên gọi là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".
Tài sản được cấp sổ đỏ gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.
Thủ tục làm sổ đỏ là cách gọi thông thường của người dân khi làm thủ tục “Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.
Cùng cong ty ban nha mat pho o hai phong tìm hiểu sổ đỏ là gì?
>>> Xem thêm : Làm sổ đỏ năm 2020 mất bao nhiêu tiền?
Rất tiếc phải trả lời bạn rằng Bạn không thể thêm tên con vào sổ đỏ bởi:
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất kỳ quy định, thủ tục nào để bổ sung tên con vào Giấy chứng nhận. Điều này được thể hiện tại quy định ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận như sau:
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Cá nhân trong nước.
- Hộ gia đình sử dụng đất (không ghi tên thành viên trong gia đình, chỉ ghi tên chủ hộ nếu chủ hộ là người sử dụng đất).
- Tổ chức trong nước.
- Vợ chồng khi có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
- Cơ sở tôn giáo.
- Cộng đồng dân cư.
Như vậy, nếu bố mẹ muốn cho con có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà ở trên đất) thì không được bổ sung tên con vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
Them ten con vao so do co duoc khong?
Luật quy định nếu bố mẹ là người có quyền sử dụng đất thì sẽ có quyền chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho con.
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (miễn thuế, lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải khai thuế, lệ phí trước bạ).
Bước 3: Đăng ký sang tên tại cơ quan đăng ký đất đai (đăng ký biến động đất đai).
Lưu ý: Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất thì trước khi chuyển nhượng, tặng cho phải đề nghị tách thửa.
* Khi lập di chúc phải lưu ý về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
Như vậy, mặc dù di chúc là hợp pháp nhưng có một số người được thừa kế sẽ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động. Hay nói cách khác, khi lập di chúc để lại toàn bộ tài sản nhà đất cho một người con nhưng cá nhân đó có con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn bị chia lại di sản.
Các tư vấn-hỏi đáp khác: